Áo gió chiếc áo khoác quen thuộc, được xem như là chiếc áo khoác đồng phục quốc dân, mà người người nhà nhà ai cũng có trong tủ quần áo. Ngày nay “áo gió đồng phục” này không chỉ phục vụ nhu cầu giữ ấm, mà còn rất thời trang, cá tính với nhiều mẫu mã đa dạng. Hơn thế nữa chất liệu còn rất đa dạng nhằm mang đến sự thoải mái cho người mặc.
Chiếc áo gió đa zi năng như vậy, lại có sự ra đời rất thú vị mà ít ai biết. Vậy hãy cùng Đồng phục Việt 24h bổ xung kiến thức về chiếc “áo gió đồng phục quốc dân” này.
I. Sự ra đời của áo gió
I.1 Áo gió là gì
Áo khoác gió là một loại áo khoác mỏng, nhẹ và ít thấm nước, chủ yếu được làm từ chất liệu PVC (vải dù) hoặc nylon. Ngày nay chúng còn được làm từ vải Polyester, Tricot, Micro….Loại vải này có khả năng cản gió và ít thấm nước chính vì vậy nó thường được dùng cho những ai hay đi xe máy đường xa. Hiện nay áo khoác gió được chia thành 3 loại theo độ dày của áo: Áo khoác gió 1 lớp, áo khoác gió 2 lớp và áo khoác gió 3 lớp để bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại áo theo sở thích, khí hậu.
I.2 Sự ra đời của chiếc “áo gió đồng phục quốc dân”
Chiếc áo gió đầu tiên được ra đời vào năm 1965 bởi Léon Claude Duhamel. Ông là con một nhà công nghiệp ở phía bắc nước Pháp. Ông kể lại : Mùa hè năm 1965, khi ngồi uống nước tại quán cà phê Hòa Bình ở Paris, trời xấu, mưa tầm tã, tình cờ, ông nhìn thấy một phụ nữ đi qua, mặc một áo mưa có mũ chùm, mầu đỏ. Ông nẩy ra ý nghĩ sáng chế một loại áo mưa đơn mầu, dùng cho cả nam lẫn nữ và đặt tên là « en cas » – hàm ý muốn nói « en cas de pluie », tức là « trong trường hợp trời mưa ».
Chiếc áo gió đầu tiên : K-Way
Công ty tư vấn quảng cáo truyền thông Havas khuyên ông chỉ nên giữ lại âm k và tìm một tên gì đó mang tính quốc tế hơn và mác K-Way ra đời, nghe có vẻ Mỹ hơn.
Ngay lập tức, áo gió K-Way đã nổi tiếng và bán rất chạy. Trong 25 năm, Léon Claude Duhamel đã bán tới 45 triệu áo.
Đến năm 1992, Léon Claude Duhamel nhượng lại mác này cho tập đoàn Ý Pirelli và cũng kể từ đó, doanh thu từ áo K-Way đã bị sụt giảm nhanh chóng. Lí do là những chiếc áo gió K-Way đã được sao chép khắp thế giới. Hình thành một tên gọi mới là áo gió như ngày nay.
Năm 2004 Tập đoàn tập đoàn Ý Basic Net mua lại mác K-Way. Tái xuất các mẫu áo chống gió cổ điển truyền thống. Cải tiến chất liệu vải may chống bí, thoát hơi, thay đổi kiểu áo và mầu sắc.
II. Các loại vải phổ biến may áo gió hiện nay
II.1 Vải nilon.
là loại vải thường được dùng làm áo gió nhất. Nylon có tính chống nước tốt, phát ra tiếng khi sờ vào vải hay khi chúng tự cọ xát vào nhau.
Ưu điểm:
- Ngăn gió rất tốt.
- Tính chống nước cao.
Nhược điểm:
- Phát ra tiếng kêu không mấy dễ chịu.
- Vải thiếu sự thẩm mỹ.
- Khó phân hủy, gây khả năng ô nhiễm môi trường cao.
- Bí bách, nóng nực đặc biệt là vào mùa hè
II.2 Vải Polyester
Vải Polyester thường được làm bằng 100% sợi PE (polyester) hay có sự đan xen giữa sợi PE và nylon. Vải thường được dùng làm vỏ áo khoác, hay lớp lót và chất liệu đệm. Ngoài ra, còn có những chiếc áo khoác ngoài được làm bằng 100% PE.
Ưu điểm:
- Có độ nhẹ, độ bền cao.
- Chống thấm nước tốt.
- Chống gió hiệu quả.
Nhược điểm:
- Khi mặc lâu sẽ cảm giác rất bí bách.
- Thấm hút mồ hôi kém.
II.3 Chất liệu may áo gió bằng vải Micro Polyester
Vải này có đặc điểm gần giống với vải Polyester. Nhưng đặc biệt hơn là loại vải này nhẹ hơn vải polyester. Vải chống thấm, chắn gió vô cùng hiệu quả, mềm mại và hạn chế tối đa việc phát ra tiếng ồn như vải nylon. Vải này không những hữu ích trong mùa mưa mà còn giúp chống nắng hiệu quả trong mùa hè nắng .
Ưu điểm:
- Chống thấm, chắn gió vô cùng hiệu quả.
- Siêu nhẹ, nhẹ hơn vải polyester .
- mềm mại và hạn chế tối đa việc phát ra tiếng ồn như vải nylon.
- Dùng được cả mùa hè lẫn mùa đông.
Nhược điểm:
- Độ hút ẩm của Micro polyester rất thấp so với các loại vải tự nhiên như cotton.
- Đôi khi gây khó chịu, bí bách sau khi vận động nhiều.
- Về bản chất, nó rất dễ bắt lửa, vì vậy cần phải cẩn thận.
II.4 Chất liệu may áo gió phổ biến hiện nay bằng vải Tricot
Vải tricot là loại vải có kiểu dệt ziczac độc đáo được kết cấu ở một mặt và trơn ở mặt còn lại. Loại vải này có mặt trái là những đường gân ngang, còn mặt phải là những gân sọc dọc nổi rõ lên trên bề mặt vải
Ưu điểm:
- Có bề mặt mềm mại, bóng mượt, có khả năng chống gió, chống thấm nước hiệu quả.
- Chất vải dày nên giữ nhiệt rất tốt.
Nhược điểm:
- Dày, nặng hơn các vải khác nên hay được mặc vào mùa đông.
- Vải không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên gây cảm giác hơi nóng nếu mặc mùa hè.
II.5 Vải cotton
Vải Cotton thường được biết đến là vải làm bằng sợi tự nhiên, được ứng dụng cho rất nhiều loại áo. Vì những điểm ưu việt mà vải cotton dùng để may cho hầu hết các trang phục.
Ưu điểm:
- Vải cotton có độ thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
- Vải nhẹ, mềm, có độ bền tốt.
- Vải cotton khá dễ nhuộm màu nên có nhiều màu sắc, kiểu dáng cho bạn lựa chọn.
Nhược điểm:
- Vì có tính thấm hút cao nên áo dễ bị lộ vết loang của nước khi đổ mồ hôi.
- Vải sẽ hút nhiều nước trong khi giặt nên khi giặt bằng tay sẽ khá khó vắt.
II.6 Vải Polyurethane
Vải polyurethane là loại vải có rất nhiều công dụng nên thường được dùng làm vải may áo gió cho mùa mưa.
Ưu điểm:
Vải nhẹ, thoáng khí, chống thấm nước tốt và không bị nhăn.
Nhược điểm:
Có nhiều ưu điểm là vậy nhưng sức chắn gió của vải không cao.
II.7 May áo gió bằng chất vải dù Caro polyester
Vải dù Caro polyester là vải phù hợp khí hậu miền nam thoáng mát, đẹp, giặt nhanh khô, không phai màu, không đổ lông, được dệt 100% từ sợi polyester giúp không hút ẩm, không bám bụi, không bị co khi giặt, dễ nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc
Ưu điểm:
- Thoáng mát, dễ nhuộm màu.
- Giặt nhanh khô, không bị co khi giặt.
- Không phai màu.
- Không đổ lông, không bám bụi.
- Không dễ bị nấm mốc.
Nhược điểm:
- Không hút ẩm dễ gây bí bách khi vận động nhiều
- Dễ cháy nên cẩn thận khi gần lửa.
II.8 Vải linen
Vải Linen nghe khá xa lạ nhưng thực chất nó là vải lanh, một trong hai loại vải may áo gió mùa nóng. Áo gió làm bằng vải linen không quá phổ biến, chủ yếu là áo khoác mỏng hay áo chống nắng.
Ưu điểm:
Vải linen có ưu điểm là nhẹ, có độ thoáng mát cao và nhanh khô khi phơi.
Nhược điểm:
Vì vải lanh thường xuyên bị nhăn, làm mất thẩm mỹ nên không được dùng nhiều.
II.9 Vải tweed
Từ lâu, loại vải này thường được dệt từ các sợi len thô sần nguyên chất. Nhưng hiện nay, với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà vải còn được đan với vải mohair hay vải cashmere.
Ưu điểm: Chất liệu dày, giữ ấm rất tốt và độ chống gió khá cao. Bên cạnh đó, vải còn có tính thẩm mỹ cao nên không lo bị lỗi mốt.
Nhược điểm: Giá thành khá cao.
II.10 Vải Mohair
Loại vải mohair thường thấy khi hay được làm vải may áo gió hay may cho áo jacket, được làm từ lông dê Angora.
Loại vải này có ưu điểm là bền, dày, giúp giữ ấm tốt. Tuy nhiên vì khá dày nên khá cồng kềnh, giá không quá bình dân.
II.11 Vải len và len pha
Loại vải này được đan hay từ những sợi len, thường dùng để làm thành những chiếc áo len lông cừu. Hay được dùng làm áo gió cho mùa đông.
Vải len có ưu điểm đó là thoáng khí, dày nên rất ấm, mềm mại và dễ bảo quản. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là dễ xù và gây tích điện trong mùa đông.
III. Những vấn đề thường gặp với áo gió và nguyên nhân của chúng
Áo gió là một trong những loại trang phục khá đặc biệt bởi nó có chất liệu và những tính năng riêng. Bởi vậy, đa số người dùng khi sử dụng áo gió đều gặp phải một số nguyên nhân như áo bị mốc, nhăn, phai. Vậy nguyên nhân của những vấn đề này là gì?
III.1 Áo gió bị phai màu
Đa phần áo gió sau thời gian dài sử dụng đều bị phai màu, nhạt màu đi so với ban đầu. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do bạn sử dụng các chất tẩy rửa, bột giặt sai cách. Cũng như phơi chúng dưới nhiệt độ cao trong thời gian dài.
III.2 Chất tẩy rửa, bột giặt làm áo gió phai màu
Những chiếc áo khoác gió (dù) thường có kết cấu từ chất liệu polyester nhân tạo, vải tổng hợp. Mang tới cho chúng khả năng chống cản mạnh mẽ với thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng, gió, bụi. Chính bởi vậy, bạn không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa/bột giặt có khả năng tẩy rửa quá mạnh. Những loại hóa chất này sẽ áo bị bay màu cực kỳ nhanh. Sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ khiến chiếc áo cũ nhanh và bào mòn chất liệu vải.
III.3 Áo gió bị bay mầu khi phơi ở nhiệt độ cao
Đa phần người dùng có thói quen phơi quần áo dưới ánh nắng trực tiếp vì cho rằng như vậy áo sẽ nhanh khô hơn. Chính điều này vô hình chung đã khiến màu áo cực kỳ nhanh phai và chiếc áo trở nên cũ kỳ. Không chỉ với áo gió, hãy hạn chế phơi trang phục của bạn dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao sẽ khiến chất liệu ưu việt của bạn bị “chảy” ra đó. Hãy chọn nơi khô thoáng những vẫn có ánh nắng để chiếc áo được khô tự nhiên bạn nhé!
III.4 Áo gió bị nhăn, nhàu, mất dáng và khó làm phẳng
Chất liệu Polyester
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới vấn đề này chính là kết cấu của vải áo gió. Được hình thành từ các sợi polyme và chuỗi liên kết. Vải polyester gồm các sợi polymer dày đặc và nằm gần nhau thành liên kết mạnh mẽ giữa các sợi. Các nếp nhăn xuất hiện khi các chuỗi polymer bị phá vỡ. Thường xuất hiện khi có nhiệt hoặc tác động của ngoại lực và sau đó lại được thiết lập lại.
Thói quen sử dụng
Thói quen gấp quần áo sai cách sẽ tạo ra những nếp nhăn. Lâu dần chiếc áo nằm trong tủ cùng trang phục khác tạo ra áp lực khiến chúng bị nhăn. Mỗi khi lấy ra sử dụng sẽ rất mất thời gian để chúng phẳng phiu lại như cũ. Chúng nên được treo ở móc, tránh vò, gấp lại trở nên nhăn nhúm, gây mất thẩm mỹ khi mặc
III.5 Áo gió bị nhăn, nhàu, mất dáng và khó làm phẳng.
ngoại lực và sau đó lại được thiết lập lại. Áo khoác gió được làm từ chất liệu đặc biệt dễ nhăn, song với những gợi ý dùng bền dưới đây, các bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn để tìm lại sự phẳng phiu cho chiếc áo “yêu thương” nữa.
III.6 Áo gió bị mốc.
Khí hậu nồm ẩm ở Việt Nam cùng tần suất sử dụng nhiều là nguyên nhân khiến những chiếc áo gió thường xuyên bị mốc và “xuống mã” nhanh chóng. Một số người kỹ tính sẽ sẵn sàng vứt chiếc áo đó đi hoặc chúng sẽ mãi mãi nằm sâu dưới tủ đồ. Thật lãng phí phải không? Hãy đọc tiếp để biết cách xử lý những nấm mốc khó chịu này nhé, bí kíp nằm ngay trong căn bếp của bạn mà thôi!
IV. Cách sử dụng áo gió bền, đẹp
IV.1 Giặt tay
Đây là cách giặt giúp chiếc áo của bạn được bền nhất bởi với việc giặt tay, bạn sẽ kiểm soát được lực tác động lên chiếc áo, kiểm soát được hoàn toàn quá trình giặt. Bạn có thể tham khảo cách giặt tay áo gió như sau:
- Cần một thau nước cùng một ít chất tẩy rửa hoặc bột giặt (không nên dùng các loại hóa chất có tính năng tẩy rửa quá mạnh)
- Ngâm áo rồi vò nhẹ hoặc rũ áo 1-2 lần cho sạch để tránh tình trạng áo nhăn nhúm
- Xả qua nước sạch và thêm một ít hương xả tạo mùi thơm cho áo gió
- Rũ khô áo và phơi ở nơi mát mẻ thoáng khí.
IV.2 Giặt máy
Với cách giặt này, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian làm sạch. Tuy nhiên, sẽ rất khó để kiểm soát chúng, và những chi tiết như khóa, mũ, túi của chiếc áo gió sẽ dễ bị hỏng, rách. Để hạn chế điều này, hãy sử dụng chế độ giặt nhẹ, vắt nhẹ của máy giặt và phơi áo ngay sau khi giặt xong để tránh áo bị nhàu.
IV.3 Phơi áo gió
Như đã nói phía trên, áo khoác gió cực kì nhạy cảm với nơi nhiệt độ cao như ngoài trời nắng trực tiếp. Vậy nên, sau khi đã giặt xong hãy lộn ngược áo lại và phơi ở nơi thoáng khí tránh tình trạng ẩm mốc đồng thời lại không làm bay màu áo. Ngoài ra bạn nên phơi áo trên móc để áo được thẳng, tránh những nếp gấp từ dây phơi, như vậy sau khi áo khô là bạn có thể mặc được áo ngay rồi!
IV.4 Là ủi
Làm từ sợi nhân tạo có nguồn gốc từ polyester, áo gió rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, nếu nhiệt độ là ủi quá cao, áo có thể bị cháy, rách hoặc chảy. Để ủi, là chiếc áo này, tốt nhất bạn nên đọc kỹ nhãn chú thích về nhiệt độ được cho phép là ủi, hoặc sử dụng bàn là hơi, sẽ hạn chế được các nếp nhăn trên áo.
Các bạn đã cùng Đồng phục Việt 24h tìm hiểu về những điều thú vị về chiếc áo gió. Mùa đông sắp tới rồi, hãy lựa chọn những chiếc áo gió ưng ý cho tủ quần áo của mình nhé. Không chỉ là đồng phục quốc dân, các doanh nghiệp cũng ưu ái lựa chọn áo gió cho đồng phục công ty. Vì những tính năng tuyệt vời của chúng. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu áo gió đồng phục vui lòng tham khảo :
V. Thương hiệu may đồng phục áo gió đẹp, uy tín
Với kinh nghiệm hơn 11 năm Đồng Phục Việt 24h đã và đang không ngừng phát triển để mang lại được sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Và với quy mô 2000m2 – là xưởng may lớn nhất miền Bắc, chúng tôi tự tin đáp ứng mọi yêu cầu của bạn về áo đồng phục, từ số lượng cho tới mọi kiểu cách, mẫu mã.
Đồng Phục Việt 24h làm việc với châm ngôn: Sản phẩm, dịch vụ chính là tiếng nói giao tiếp của chúng tôi với khách hàng!!!
Tham khảo hình ảnh đồng phục đẹp tại: Đặt may đồng phục
Đặt may : Đồng phục áo gió
Website: https://dongphucviet24h.com/
Từ khóa tìm kiếm: áo gió, đồng phục áo gió
Đồng phục Việt 24h chuyên nhận may theo yêu cầu các loại: Áo thun, áo gió, đồng phục công nhân, đồng phục bảo vệ, đồng phục bếp, đồng phục nhà hàng khách sạn, đồng phục công sở, đồng phục y tế, đồng phục học sinh... Cùng các loại quần áo đồng phục khác. Chúng tôi còn bán sẵn các loại đồng phục chất lượng cao như: Đồng phục bảo hộ, tạp dề sẵn, áo bếp sẵn, áo bảo vệ sẵn, áo thun sẵn...ĐỒNG PHỤC VIỆT 24H
Bài viết liên quan: